Gia tăng quyền lực Ibn_Saud

Sau khi chiếm lĩnh Riyadh, nhiều người ủng hộ cũ của Nhà Saud tập hợp trước lời kêu gọi của Ibn Saud. Ông là một thủ lĩnh có sức hút và cung cấp vũ khí cho các binh sĩ của mình. Trong hai năm sau đó, ông cùng đội quân của mình tái chiếm gần một nửa Najd từ Nhà Rashid. Đến năm 1904, Abdulaziz của Nhà Rashid cầu viện Đế quốc Ottoman bảo hộ và giúp đỡ quân sự, người Ottoman do đó phái quân đến bán đảo Ả Rập. Đến ngày 15 tháng 6 năm 1904, quân của Ibn Saud phải chịu một thất bại lớn trước liên quân Ottoman-Rashid. Lực lượng của ông sau đó tái tập hợp và bắt đầu tiến hành chiến tranh du kích chống lại Ottoman. Trong hai năm sau đó, ông phá vỡ được tuyến đường tiếp tế của họ, buộc họ phải triệt thoái. Ibn Saud giành thắng lợi tại Rawdat Muhanna vào năm 1906, trong trận này Abdulaziz chết, còn Ottoman kết thúc hiện diện tại NajdQassim vào cuối tháng 10 cùng năm.

Ông hoàn thành cuộc chinh phục Najd và bờ biển phía đông bán đảo Ả Rập vào năm 1912. Sau đó, ông thành lập nhóm ái hữu quân sự-tôn giáo Ikhwan với sự phê chuẩn của ulema Salafi địa phương, nhóm này giúp đỡ các cuộc chinh phục sau này của ông. Trong cùng năm, ông lập ra một chính sách nông nghiệp nhằm định cư những người Bedouin chăn nuôi du mục vào các khu dân cư và thay thế các tổ chức bộ lạc của họ bằng lòng trung thành với Ikhwan.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Ibn Saud. Phái viên của Anh là William Shakespear được người Bedouin đón nhận.[14] Người Anh cũng lập các phái đoàn ngoại giao tương tự với bất kỳ thế lực Ả Rập nào có khả năng thống nhất và ổn định khu vực. Người Anh đạt được hiệp định Darin với Ibn Saud vào tháng 12 năm 1915, biến các vùng đất của Nhà Saud thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Anh và cố gắng xác định biên giới của nhà nước Saud đang phát triển.[15] Đổi lại, Ibn Saud cam kết tiến hành chiến tranh chống lại Ibn Rashid, một đồng minh của Ottoman.

Bộ Ngoại giao Anh trước đó từng bắt đầu hỗ trợ cho Sharif Hussein bin Ali, Emir của Hejaz khi cử T. E. Lawrence đến vào năm 1915. Ikhwan của Nhà Saud bắt đầu xung đột với Hussein, Sharif của Mecca vào năm 1917. Hiệp định Darin duy trì hiệu lực cho đến khi bị đình chỉ bằng Hội nghị Jeddah vào năm 1927 và Hội nghị Dammam vào năm 1952, theo đó Ibn Saud mở rộng biên giới của ông vượt quá giới tuyến xanh Anh-Ottoman. Sau Darin, ông dự trữ vũ khí và quân nhu mà người Anh cung cấp, bao gồm một khoảng "cống nạp" 5.000 bảng mỗi tháng.[16] Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông nhận được giúp đỡ hơn nữa từ người Anh, bao gồm số dạn dược dư thừa. Ông phát động chiến dịch chống lại Nhà Rashid vào năm 1920; đến năm 1922 thì hoàn toàn tiêu diệt thế lực này.

Việc tiêu diệt Nhà Rashid làm tăng gấp đôi lãnh thổ của Nhà Saud, cho phép ông có đòn bẩy trong đàm phán một hiệp định mới và có lợi hơn với người Anh. Hiệp định giữa họ được ký kết tại Uqair vào năm 1922, ông cùng Cao uỷ Anh tại Iraq là Percy Cox vạch biên giới[17] cho thấy Anh Quốc công nhận nhiều phần lãnh thổ ông giành được. Đổi lại Ibn Saud chấp thuận công nhận các lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc trong khu vực, đặc biệt là dọc bờ biển vịnh Ba Tư và tại Iraq.

Đến năm 1925, quân của Ibn Saud chiếm được thành phố linh thiêng Mecca từ Sharif Hussein, kết thúc 700 năm cai trị của Nhà Hashem. Đến ngày 8 tháng 1 năm 1926, các nhân vật lãnh đạo tại Mecca, Medina và Jeddah tuyên bố Ibn Saud là quốc vương của Hejaz.[18] He raised Najd to a kingdom as well on 29 January 1927.[19] Đến ngày 20 tháng 5 năm 1927, Anh Quốc ký kết Hiệp định Jeddah, theo đó bãi bỏ hiệp định bảo hộ Darin và công nhận độc lập của Hejaz và Najd, quân chủ là Ibn Saud. Trong 5 năm sau đó, Ibn Saud cai trị hai bộ phận trong vương quốc kép của ông với tư cách là các đơn vị riêng biệt.

Được quốc tế công nhận và trợ giúp, Ibn Saud tiếp tục củng cố quyền lực của mình. Đến năm 1928, quân đội của ông tràn ngập hầu hết miền trung bán đảo Ả Rập. Tuy nhiên, liên minh giữa Ikhwan và Nhà Saud sụp đổ khi Ibn Saud ngăm cấm tập kích thêm. Một vài nơi tại miền trung bán đảo Ả Rập không nằm dưới quyền kiểm soát của Nhà Saud do họ đã có hiệp ước với Luân Đôn, và Ibn Saud không muốn khiêu khích người Anh bằng việc xông vào các khu vực này. Điều này không phù hợp với Ikwhan, nhóm này được dạy rằng toàn bộ những người không theo giáo phái Wahhabi là không tin theo Hồi giáo. Căng thẳng cuối cùng bùng nổ khi Ikwahan nổi dậy vào năm 1927. Sau hai năm giao tranh, họ bị Ibn Saud trấn áp trong trận Sabilla vào tháng 3 năm 1929.

Đến ngày 23 tháng 9 năm 1932, Ibn Saud chính thức thống nhất Nejd và Hejaz thành Vương quốc Ả Rập Xê Út, bản thân ông trở thành Quốc vương.[20] Ông chuyển triều đình từ Thành Masmak đến Cung điện Murabba vào năm 1938[21] và cung điện này vẫn là dinh thự và trụ sở chính quyền của ông cho đến khi ông mất vào năm 1953.[22]

Ibn Saud trước hết loại bỏ quyền lợi của cha mình để có thể cai trị, và sau đó xa cách và kiềm chế tham vọng của những người anh em trai của ông, đặc biệt là Muhammad, người lớn tuổi nhất trong số đó và từng cùng ông chiến đấu trong các trận đánh và chinh phục để lập quốc.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ibn_Saud http://ehlt.flinders.edu.au/education/iej/articles... http://nla.gov.au/nla.news-article2898821 http://nla.gov.au/nla.news-article52939653 http://alrai.com/pages.php?news_id=284850 http://www.alriyadh.com/2011/09/22/article669167.h... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/31568/hi... http://gulfnews.com/news/gulf/saudi-arabia/sultan-... http://www.historytoday.com/richard-cavendish/deat... http://d1.islamhouse.com/data/en/ih_books/single/e... http://articles.latimes.com/1990-08-09/news/mn-388...